Phải làm thế nào để hết hôi miệng?

Hôi miệng khiến bạn bối rối, xấu hổ, là rào cản lớn khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội và biểu lộ tình cảm hàng ngày. Có thể nói hôi miệng là lý do xếp hạng chỉ sau bệnh sâu răng và nha chu khiến bệnh nhân phải đến gặp nha sĩ. Để xác định hôi miệng không khó. Tuy nhiên, cảm nhận về hôi miệng lại khác nhau tùy từng người và vùng văn hóa. Có hiểu biết đầy đủ về chứng hôi miệng sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng tránh chứng này.

1. Hôi miệng là gì?

Chứng hôi miệng là một thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng hơi thở có mùi hôi. Hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Hôi miệng tăng nhẹ theo tuổi, càng lớn tuổi mùi hôi miệng càng tăng. Tỷ lệ mắc hôi miệng ở nam và nữ gần như nhau.

2. Cách xác định hôi miệng

Xác định hôi miệng không khó, bao gồm các cách như sau:

·       Phương pháp thủ công: tự bạn cảm thấy miệng có mùi hôi hay khi bạn áp lòng bàn tay vào miệng, thở ra rồi ngửi lòng bàn tay, ngửi khẩu trang sau khi đeo...

·       Người nhà hay người giám định xác nhận bạn có hôi miệng.

·       Đo bằng máy.

3. Nguyên nhân của hôi miệng

Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do có sự giải phóng các hợp chất sulfur dễ bay hơi ở trong khoang miệng. Các hợp chất sulfur dễ bay hơi này cho là được tạo ra bởi các vi khuẩn Gram âm kỵ khí phân giải protein.

Những vi khuẩn này luôn luôn tồn tại trong miệng, tập trung nhiều ở các túi nha chu (túi lợi), bề mặt lưỡi, vùng kẽ giữa các răng. Chúng phân hủy protein có trong mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, chất thải của vết loét,.. ở trong miệng và gây mùi.

Dưới đây là các nguyên nhân gây hôi miệng:

3.1 Nguyên nhân có nguồn gốc từ miệng

Là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng, đa phần là do những viêm nhiễm trong khoang miệng. Bao gồm:

·       Các bệnh lý của răng như sâu răng, còn chân răng, ổ mủ có lỗ dò vùng chóp răng...

Các bệnh lý viêm nhiễm của vùng quanh răng như viêm lợinha chu viêmviêm lợi hoại tửviêm quanh thân răngviêm quanh implant...

 

·       Các vết loét trong miệng như vết loét do virus, vết loét ác tính trong miệng, vết loét do tác dụng của thuốc, vết loét do cơ học gây nhiễm trùng, bệnh tay chân miệngbệnh lậuAIDS.

Các bệnh lý viêm nhiễm của lưỡi như viêm lưỡi do nấm candidaviêm lưỡi bản đồ...

Bệnh lý của xương hàm như viêm xương ổ răngviêm xươnghoại tử xươngung thư xương...

 

·       Giảm tiết nước bọt do tuyến nước bọt kém hoạt động, viêm tuyến nước bọt, tuổi tác, dùng thuốc, liệt dây thần kinh mặt (dây VII), xạ trị, hoá trị liệu, hội chứng Sjogren.

·       Vệ sinh răng miệng kém tạo lớp cặn lưỡi dày, nhiều thức ăn giắt ở các khe, kẽ trong miệng.

·       Sự lắng đọng các mảnh vụn thức ăn, cao răng ở các cầu chụp răng bị hở bờ, ở các miếng hàn thừa, ở hàm răng giả, khí cụ chỉnh răng...

3.2 Nguyên nhân có nguồn gốc ngoài miệng

Chiếm khoảng 10-15% nguyên nhân gây hôi miệng. Bao gồm:

·       Khô miệng do thở miệng, hút thuốc lá, uống rượu, dùng thuốc, uống ít nước, cơ thể bị mất nước.

·       Các bệnh lý về mũi họng như viêm Amidale mủ, viêm xoang, viêm nhiễm vùng hầu họng.

·       Viêm nhiễm đường hô hấp.

·       Bệnh lý đường tiêu hóa như ợ hơi, hở môn vịtrào ngược dạ dày thực quản.

·       Tiểu đường, suy gansuy thận.

·       Hội chứng hôi mùi cá ươn (Trimethylaminuria-Fish Odor Symdrom): là hội chứng rất hiếm gặp, do rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamin có trong thực phẩm có mùi tanh. Là bệnh tự miễn ở trẻ sơ sinh.

·       Do dùng thuốc: một số thuốc gây mùi khi uống nhất là các thuốc điều trị ung thư. Hôi miệng sẽ hết khi không dùng thuốc.

·       Hút thuốc lá: người nghiện thuốc lá có mùi hôi miệng thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất. Mùi thuốc lá có thể kéo dài lâu hơn một ngày sau khi ngừng hút thuốc.

·       Do thực phẩm: thức ăn có nhiều đạm, chất béo, thức ăn có nguồn gốc từ sữa, rượu, thức ăn gây mùi như hành, tỏi, mắm tôm...Hôi miệng là do có sự trao đổi chất giữa một số thức ăn và đồ uống tạo ra các acid béo bay hơi và các chất có mùi hôi khác được bài tiết qua phổi. Mùi hôi trong miệng giống như mùi của thực phẩm đã dùng và chỉ nhất thời xảy ra sau khi ăn uống.

·       Do tâm lý: hôi miệng do tâm lý là rất hiếm. Người bệnh có cảm tưởng mình bị hôi miệng trầm trọng nên họ thường tự cô lập và xa lánh mọi người. Hôi miệng do tâm lý thường thấy ở nữ, hoặc bệnh nhân bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt...

 

4. Lời khuyên của nha sĩ để bạn hết hôi miệng

Chứng hôi miệng hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn biết chính xác nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp do bệnh lý thì việc điều trị dứt điểm hay kiểm soát được bệnh là yếu tố quan trọng nhất để hạn chế hoặc loại bỏ được tình trạng hôi miệng như: hàn răng sâu, thay cầu, chụp răng hở bờ, điều trị các bệnh của vùng quanh răng và các viêm nhiễm trong miệng, điều trị các bệnh về mũi họng, điều trị, kiểm soát và hạn chế tối đa các biến chứng của các bệnh lý toàn thân.

·       Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn được tình trạng hôi miệng. Chải răng đúng cách với kem đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ hết các mảnh vụn thức ăn trong miệng. Dùng máy tăm nước cũng là một cách loại bỏ những mảnh vụn thức ăn cứng đầu bám ở kẽ răng hay ở xung quanh cầu, chụp răng. Làm sạch lưỡi nhẹ nhàng sau mỗi khi đánh răng với lông bàn chải đánh răng. Chải lưỡi bằng miếng cạo lưỡi nên hạn chế dùng vì dễ làm tổn thương mặt lưỡi.

·       Uống đủ nước để tránh khô miệng.

·       Tránh uống quá nhiều rượu bia. Hạn chế tiến tới bỏ thuốc lá.

·       Ăn nhiều trái cây và rau. Hạn chế ăn nhiều thịt và chất béo. Tránh dùng các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.

·       Dùng nước súc miệng, bình xịt, kẹo ngậm hay nhai kẹo cao su để giảm bớt hôi miệng. Tuy nhiên những cách này chỉ có tác dụng che dấu, không phải là cách điều trị hôi miệng hiệu quả.

·       Chủ động đi khám răng miệng để điều trị trị sớm các bệnh lý trong miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Chứng hôi miệng là vấn đề khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Để miệng không hôi phụ thuộc nhiều vào ý thức vệ sinh cá nhân, ý thức bảo vệ sức khỏe và thói quen của mỗi người.

 

 

Bài viết liên quan

Cắm minivis niềng răng là gì?
1. Cắm minivis niềng răng là gì? Minivis niềng răng là một trong những khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn...
Sáp nha khoa là gì? Tác dụng và cách dùng chính xác
Sáp nha khoa là gì? Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha, sáp niềng răng) là sản phẩm sử dụng chủ yếu trong niềng răng....
Khi nào nên gặp bác sĩ chỉnh nha?
1. Bác sĩ chỉnh nha làm những gì?   Bác sĩ chỉnh nha là bác sĩ nha khoa được...
Những điều cần biết về các khí cụ khi niềng răng
1. Tác dụng của niềng răng   Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử...
Cách làm trắng răng tại nhà hiệu quả
1. Cách làm trắng răng thơm miệng tại nhà   1.1. Cách làm trắng răng tại nhà bằng muối hiệu...
Các phương pháp chỉnh nha hiện đại
1. Các phương pháp chỉnh nha Chỉnh nha tháo lắp   Chỉnh nha bằng loại hàm có thể lắp vào và...
Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng
1. Niềng răng là gì?   Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng...
Khi nào nên tẩy trắng răng?
1. Tẩy răng có tốt không?   Bản chất của phương pháp tẩy trắng răng là dùng các chất oxy hóa...
093.648.3663
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Zalo
map
Đầu trang