Bị răng sâu nhẹ có nên trám?

Điều trị sâu răng nhẹ là điều quan trọng và cần thiết nhằm tránh những rắc rối có thể xảy ra. Để biết răng sâu nhẹ có nên trám không, bạn đọc hãy tham khảo không tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng nhẹ

Sâu răng nhẹ thường được các bác sĩ nha khoa phân loại là sâu răng loại 1. Đây là khái niệm để chỉ tình trạng sâu mới xuất hiện và chưa ảnh hưởng nhiều đến răng. Ở giai đoạn này, vi khuẩn ở mảng bám bắt đầu tấn công mạnh mẽ làm tổn thương mô cứng và làm hủy khoáng. Từ đây sẽ hình thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng với những dấu hiệu điển hình như:

·       Nếu quan sát kỹ trên bề mặt răng sẽ nhận thấy xuất hiện những đốm màu trắng ngà.

·       Người bệnh xuất hiện cảm giác ê buốt răng, đau nhức răng nhẹ hay thường xuyên nhạy cảm với đồ ăn lạnh. Đặc biệt cảm giác đau nhức thường xuất hiện và gia tăng về đêm.

·       Về cơ bản, các triệu chứng của sâu răng nhẹ thường xuất hiện khá mờ nhạt, khó có thể phát hiện được. Do đó, phần lớn người bị sâu răng thường chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời. Khi để lâu, sâu răng nhẹ sẽ dần chuyển biến nặng và gây hậu quả khó lường.

2. Răng sâu nhẹ có nên trám hay không?

Thông thường, với những trường hợp răng chớm sâu, sâu ở mức độ nhẹ và chưa gây viêm tủy, lúc này các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng cho bệnh nhân. Đây là phương án điều trị răng sâu không chỉ mang đến hiệu quả cao mà còn tiết kiệm chi phí cũng như bảo tồn được răng thật.

Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn toàn các vi khuẩn trong lỗ sâu răng, thực hiện nạo phần mô răng bị sâu. Với một số trường hợp sâu răng bị viêm đến tủy, bệnh nhân sẽ cần điều trị tủy trước khi trám.

Trám răng sâu nhẹ là việc làm thiết để ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công răng. Điều này góp phần bảo toàn tối đa răng, phục hồi chức năng nhai và tránh được nguy cơ mất răng hoàn toàn khi răng bị sâu nặng hơn.

3. Điểm danh các phương pháp trám răng sâu nhẹ

Về việc có nên trám răng sâu không, đây là phương pháp hoàn toàn thích hợp với những người bị sâu răng ở mức độ nhẹ. Bạn có thể lựa chọn giữa các cách thức thực hiện sau đây:

·       Trám răng thông thường: Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các chất liệu trám để lấp đầy lỗ răng sâu, khôi phục lại hình dạng của răng như ban đầu.

·       Trám răng inlay: Đây là phương pháp điều trị răng bị sâu bằng cách tạo hình miếng trám trong phòng thí nghiệm, sau đó mới gắn vào răng sâu của người bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp sâu răng tại các rãnh trên bề mặt nhai của răng, lúc này các lỗ sâu răng chỉ nằm ở vùng lõm của mặt nhai, chưa lan đến đỉnh răng.

·       Trám răng inlay: Được áp dụng cho những trường hợp răng bị sâu lan đến đỉnh răng. Khi thực hiện, miếng trám sẽ phủ hoàn toàn mặt nhai của răng, lên đến đỉnh răng. Sau khi kết thúc, răng điều trị nhìn sẽ gần giống như một phần của răng sứ.

·       Trám răng overlay: Đây là phương pháp thường bị nhầm lẫn với bọc răng sứ vì miếng trám có hình dạng giống với mão răng sứ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là trám răng overlay không cần phải mài gần hết răng như bọc răng sứ, góp phần bảo tồn răng thật tối đa, đảm bảo vết trám bám chắc vào răng thật. Ngoài ra, phương pháp có chi phí sẽ đắt hơn với trám răng inlay hoặc onlay.

Như vậy, các bạn vừa cùng tham khảo một số thông tin giải đáp thắc mắc răng sâu nhẹ có nên trám không. Để lựa chọn được giải pháp khắc phục răng sâu hiệu quả nhất, bạn nên dành thời gian thăm khám tại các phòng khám nha khoa. Tùy mức độ sâu răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu hơn cả.

 

NHA KHOA DHG DENTAL CLINIC - HIỆU QUẢ LAN TOẢ NIỀM TIN

Điạ chỉ: 59 Galaxy Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 093.648.3663

Bài viết liên quan

Cắm minivis niềng răng là gì?
1. Cắm minivis niềng răng là gì? Minivis niềng răng là một trong những khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn...
Sáp nha khoa là gì? Tác dụng và cách dùng chính xác
Sáp nha khoa là gì? Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha, sáp niềng răng) là sản phẩm sử dụng chủ yếu trong niềng răng....
Khi nào nên gặp bác sĩ chỉnh nha?
1. Bác sĩ chỉnh nha làm những gì?   Bác sĩ chỉnh nha là bác sĩ nha khoa được...
Những điều cần biết về các khí cụ khi niềng răng
1. Tác dụng của niềng răng   Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử...
Cách làm trắng răng tại nhà hiệu quả
1. Cách làm trắng răng thơm miệng tại nhà   1.1. Cách làm trắng răng tại nhà bằng muối hiệu...
Các phương pháp chỉnh nha hiện đại
1. Các phương pháp chỉnh nha Chỉnh nha tháo lắp   Chỉnh nha bằng loại hàm có thể lắp vào và...
Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng
1. Niềng răng là gì?   Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng...
Khi nào nên tẩy trắng răng?
1. Tẩy răng có tốt không?   Bản chất của phương pháp tẩy trắng răng là dùng các chất oxy hóa...
093.648.3663
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Zalo
map
Đầu trang