Bị sâu răng khôn có nguy hiểm không? Nên nhổ hay trám?


Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) xuất hiện sau cùng trên 2 cung hàm và thường gặp vấn đề như sâu hoặc đau nhức. Theo đó, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc rằng nếu răng khôn bị sâu có nguy hiểm không? Khi đó nên nhổ hay trám? Nha khoa DHG sẽ

1. Nguyên nhân bị sâu răng khôn
Răng khôn thường bị sâu do các nguyên nhân chủ yếu sau:
• Răng khôn nằm trong góc kẹt nên khó vệ sinh. Thông thường, bàn chải đánh răng khó với tới khu vực trong cùng này, nên không thể làm sạch hoàn toàn thức ăn, mảng bám dính trên răng.
• Vì không đủ chỗ mọc nên răng khôn thường có xu hướng mọc lệch hoặc nghiêng khiến cho việc vệ sinh sạch sẽ càng khó khăn hơn.
• Răng khôn cũng là răng hàm, do đó có cấu trúc nhiều khe, kẽ, mặt nhai lớn nên thức ăn càng dễ mắc kẹt và dần trở thành “ổ trú” của vi khuẩn gây sâu răng.
Hình ảnh răng khôn thường bị sâu do nằm trong góc kẹt khó vệ sinh.


2. Đặc điểm nhận biết răng khôn bị sâu
Khi răng khôn bị sâu, bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng:
• Đau nhức: Bạn sẽ thấy những cơn đau xuất hiện nơi góc hàm có răng khôn bị sâu. Cơn đau có thể âm ỉ khiến bạn không thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường.
• Răng đổi màu: Không còn màu trắng thông thường, khi bị sâu, bề mặt răng sẽ chuyển dần sang vàng với những đốm nâu, xám. Do vị trí hàm trên bị khuất nên bạn sẽ khó nhìn thấy biểu hiện này hơn so với hàm dưới.
• Hơi thở có mùi khó chịu: Khi thức ăn và mảng bám không được làm sạch trên bề mặt răng, dẫn đến sự hình thành và tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng sẽ khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.


3. Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không?
Cũng như các răng khác trên cung hàm, răng khôn bị sâu sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như:
• Sâu răng lây lan: Nếu để tình trạng sâu răng kéo dài không điều trị, vi khuẩn dần tấn công sang các răng kề cận khiến các răng này cũng bị sâu. Theo thời gian sẽ dẫn đến sâu răng hàng loạt, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.
• Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng sẽ làm những cơn đau thêm gay gắt khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ. Thậm chí uống thuốc cũng không giảm đáng kể triệu chứng. Điều này sẽ tác động nặng nề đến sức khỏe cơ thể cũng như tâm lý của người bệnh.
Nếu bạn vừa nhận thấy biểu hiện đau vùng răng khôn, bạn nên đi khám với Bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Hãy đến gặp Bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy dấu hiệu răng số 8 bị sâu, dẫn đến cơn đau nhức khó chịu.


4. Cần phải làm gì nếu răng khôn bị sâu? Nên trám hay nhổ?
Thông thường có 2 giải pháp chữa trị răng số 8 bị sâu: trám hoặc nhổ răng khôn. Răng khôn bị sâu nên trám hay nhổ còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám. Cụ thể:


4.1. Trám răng khôn
Nếu răng bạn mọc thẳng, chỉ bị sâu nhẹ thì có thể trám răng. Đây là phương pháp điều trị phổ biến khi răng bị sâu. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu răng sau đó hàn trám lại bằng vật liệu thích hợp để bù lại phần răng đã bị tổn thương.


4.2. Nhổ răng khôn
Nhiều thắc mắc răng khôn bị sâu có nhổ được không? Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, sâu răng nặng thì Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai nên khi loại bỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay sức khỏe toàn thân, vì thế bạn có thể yên tâm thực hiện điều trị này. Thậm chí khi răng chưa sâu, bạn cũng có thể nhổ để đề phòng sâu răng và các biến chứng trong những tình trạng không thể can thiệp nhổ răng như mang thai, thuỷ thủ ở trên tàu,…
Hình ảnh bác sĩ tại Nha khoa DHG thăm khám và nhổ răng khôn bị sâu cho khách hàng.
Nhiều bạn thường lo lắng, trì hoãn nhổ răng khôn vì sợ đau. Nhưng nếu càng để tình trạng sâu răng kéo dài thì càng có nguy cơ mắc phải những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ, điều trị nhổ răng khôn ngày nay đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Tại Nha khoa DHG, nhờ sự hỗ trợ của máy piezotome giúp giảm sang chấn khi nhổ răng, công nghệ PRP giúp giảm sưng đau, nhanh lành thương, quá trình nhổ răng khôn của bạn sẽ thoải mái, êm ái hơn. Rất nhiều bạn sau khi nhổ răng tại Nha khoa DHG đều phản hồi là không sưng, không đau.


BS Dương Nam Thắng chia sẻ trải nghiệm nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa DHG:
Nhổ răng khôn có đau không hoặc nếu đau thì kéo dài bao lâu? Đây luôn là nỗi lo thường trực của nhiều khách hàng khi đến Nha khoa DHG. Nhưng ở Elite, nhổ răng khôn hoàn toàn không đau đớn, bạn có tin không? Cùng tìm hiểu về y thuật…
5. Chăm sóc đúng cách sau khi nhổ răng khôn bị sâu
Để vết thương nhanh lành sau khi nhổ răng khôn, Bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện những điều dưới đây:
• Uống thuốc theo toa của Bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
• Trong những ngày đầu chỉ ăn thực phẩm mềm như cháo súp. Tránh dùng thức ăn khi đang nóng vì nhiệt có thể kích thích gây chảy máu.
• Sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện hố răng. Bạn không nên dùng tăm hay vật nhọn chạm vào hố răng này vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
• Chải răng sạch sẽ, ít nhất 2 lần/ngày. Nên sử dụng bàn chải mềm để tránh tác động mạnh đến vết thương.
Như vậy tóm lại, răng khôn bị sâu nên được chữa trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch và bị sâu, kèm theo đau nhức thì nên chọn phương pháp nhổ răng là tối ưu. LIÊN HỆ với Nha khoa DHG nếu bạn hoặc người thân đang gặp các vấn đề về răng khôn nhé!

NHA KHOA DHG DENTAL CLINIC - HIỆU QUẢ LAN TOẢ NIỀM TIN

Điạ chỉ: 59 Galaxy Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline: 093.648.3663

Bài viết liên quan

Cắm minivis niềng răng là gì?
1. Cắm minivis niềng răng là gì? Minivis niềng răng là một trong những khí cụ chỉnh nha đặc biệt được cấu tạo theo hình xoắn...
Sáp nha khoa là gì? Tác dụng và cách dùng chính xác
Sáp nha khoa là gì? Sáp nha khoa (sáp chỉnh nha, sáp niềng răng) là sản phẩm sử dụng chủ yếu trong niềng răng....
Khi nào nên gặp bác sĩ chỉnh nha?
1. Bác sĩ chỉnh nha làm những gì?   Bác sĩ chỉnh nha là bác sĩ nha khoa được...
Những điều cần biết về các khí cụ khi niềng răng
1. Tác dụng của niềng răng   Khi niềng răng, các loại khí cụ niềng răng được nha sĩ sử...
Cách làm trắng răng tại nhà hiệu quả
1. Cách làm trắng răng thơm miệng tại nhà   1.1. Cách làm trắng răng tại nhà bằng muối hiệu...
Các phương pháp chỉnh nha hiện đại
1. Các phương pháp chỉnh nha Chỉnh nha tháo lắp   Chỉnh nha bằng loại hàm có thể lắp vào và...
Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng
1. Niềng răng là gì?   Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng...
Khi nào nên tẩy trắng răng?
1. Tẩy răng có tốt không?   Bản chất của phương pháp tẩy trắng răng là dùng các chất oxy hóa...
093.648.3663
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Zalo
map
Đầu trang